1. Lịch sử thành lập Khoa Sư phạm
1.1. Sự ra đời của trường Trung học Sư phạm An Giang và Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang
* Trường Trung học Sư phạm An Giang
Sau 30-4-1975, Chính quyền Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản trường Sư phạm Long Xuyên (ra đời năm 1970), sau đó đổi tên là trường Trung học Sư phạm An Giang, tiếp tục đào tạo giáo viên cấp 1, cấp 2 được tổ chức theo hình thức đào tạo dài hạn và ngắn hạn, góp phần giải quyết khó khăn ban đầu về đội ngũ giáo viên của tỉnh nhà. Lúc này, Ban Điều hành lâm thời được thành lập (do ông Trương Minh Kỳ làm Trưởng ban), với mục đích là thông báo cho những nam và nữ sinh đã học trước đây ở trường Sư phạm Long Xuyên quay trở lại học tập và sinh hoạt trong điều kiện và tình hình mới.
Nhiệm vụ của Trường lúc này là đào tạo giáo viên mẫu giáo và tiểu học khóa cấp tốc, 12+2, 12+1, giáo viên tiểu học tốt nghiệp cao đẳng. Trường có khoảng 30 cán bộ, giáo viên trong đó có khoảng 15 cán bộ khung được chi viện từ miền Bắc vào, là lực lượng nhiệt tình, năng động để đào tạo đội ngũ giáo viên cho thế hệ tương lai.
Ảnh: Tập thể giáo viên trường Trung học Sư phạm An Giang
* Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang
Ngày 3 tháng 11 năm 1976, Bộ Giáo dục, do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký quyết định thành lập Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang (Trường Sư phạm cấp II) thuộc Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2, tọa lạc tại số 5A Tôn Đức Thắng, Long Xuyên - An Giang (nay là Trường Thoại Ngọc Hầu). Từ đây, công tác đào tạo đội ngũ giáo viên trung học cơ sở cho tỉnh An Giang chủ yếu là do Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang phụ trách, đào tạo giáo viên cấp II cho tỉnh An Giang, đối tượng đào tạo là học sinh đã tốt nghiệp lớp 12.
Vào thời gian đầu hoạt động, số lượng giáo viên của trường có khoảng 70 người, với cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt khó khăn, tuyển sinh không đủ lớp nhưng với lòng quyết tâm và yêu nghề, các giáo viên vẫn bám trụ và vượt qua những thiếu thốn về điều kiện vật chất để giảng dạy tốt. Đồng thời, giáo viên của Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang còn tranh thủ xuống tận các địa phương để khuyến khích, động viên các bậc phụ huynh cho con, em của họ thi vào trường sư phạm.
Từ năm 1976 đến 1981, Cơ sở Cao đẳng Sư phạm đào tạo 4 khóa, với nhiệm vụ là đào tạo giáo viên cấp 2 hệ chính quy 12+2, bao gồm:
Niên khóa 1976-1978: Sư phạm Toán - Lý; Hóa - Sinh; Văn; Sử - Địa.
Niên khóa 1977-1979: Sư phạm Hóa - Sinh; Văn - KTPT; Sử - Địa.
Niên khóa 1978-1980: Sư phạm Toán - Lý; Hóa - Sinh; Văn - KTPT; Sử - Địa.
Niên khóa 1979-1981: Sư phạm Toán; Toán - Lý; Hóa - Sinh; Văn; Văn - KTPT; Sử - Địa.
Đây là những khóa đầu tiên của Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang, đào tạo ra đội ngũ giáo viên cấp II với tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt tình và được phân bổ công tác khắp nơi trong cả tỉnh để nhằm đào tạo thế hệ học sinh của tỉnh nhà.
1.2. Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sư phạm An Giang
Năm 1980, Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang chuyển sang trụ sở mới là Trường Võ Thị Sáu (25A Võ Thị Sáu, phường Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên - Khu A của Khoa Sư phạm ngày nay). Đến ngày 14 tháng 5 năm 1981, Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp ký quyết định số 115/TTG công nhận chính thức trường Cao đẳng Sư phạm An Giang trên Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang.
Nhiệm vụ chính thức của Trường trong năm học 1980-1981 là đào tạo giáo viên THCS trình độ Cao đẳng hệ chính quy 03 năm, với số lượng giáo viên, cán bộ và nhân viên phục vụ cho toàn trường là khoảng 80 người. Bao gồm các khoa sau: khoa Toán, Lý và Kỹ thuật Công nghiệp, khoa Hóa, Sinh, Địa và Kỹ thuật Nông nghiệp; khoa Văn, Sử và các tổ trực thuộc Ban Giám hiệu như tổ Ngoại ngữ, tổ Tâm lý Giáo dục - Chính trị và tổ Thể dục.
Sau đó, tổ Tâm lý Giáo dục - Chính trị tách ra và sáp nhập thành tổ Tâm lý Giáo dục và Thể dục; còn tổ Chính trị sáp nhập vào khoa Văn, Sử thành khoa Văn, Sử và Chính trị; còn tổ Ngoại ngữ sáp nhập với khoa Văn, Sử, Chính trị thành khoa Văn, Sử, Chính trị và Ngoại ngữ.
Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang đào tạo các ngành Sư phạm như sau: Toán; Toán - Lý; Toán - KTCN; Lý - KTCN; Hóa - Sinh; Hóa - Địa; Hóa - KTNN; Sinh - Hóa; Sinh - KTNN; KTNN - Sinh; Văn; Văn - KTPT; Văn - Sử; Chính trị - Sử; Sử - Chính trị; Sử - Địa; Địa - KTPT; Tiếng Anh.
Ngày 15 tháng 3 năm 1985, UBND tỉnh An Giang, do Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Khánh ký Quyết định số 108/QĐ.UB.TC hợp nhất Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức An Giang vào trường Cao đẳng Sư phạm An Giang thành trường Cao đẳng Sư phạm - Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức An Giang.
Trong khi đó, trường Trung học Sư phạm An Giang sáp nhập với Ủy ban Bà Mẹ trẻ em để mở rộng quy mô và chức năng đào tạo giáo viên tiểu học, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và cô nuôi dạy trẻ. Do đó, ngoài những chương trình đào tạo trước đây, trường còn đào tạo thêm hệ mẫu giáo 9+1, mẫu giáo cấp tốc và nuôi dạy trẻ.
Năm 1989, trường Trung học Sư phạm An Giang sáp nhập trường Cán bộ Quản lý Giáo dục tỉnh An Giang thành trường Trung học Sư phạm - Bồi dưỡng Giáo dục An Giang. Chức năng của trường Trung học Sư phạm - Bồi dưỡng Giáo dục An Giang là đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, mầm non và nhân viên nghiệp vụ của ngành giáo dục An Giang. Với tổng số hơn 160 cán bộ giáo viên và công nhân viên của trường đã hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hàng ngàn người học tốt nghiệp mỗi năm, có đầy đủ phẩm chất và năng lực đảm bảo chất lượng giáo dục ở các trường học theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang trong thời điểm này.
Ngày 11 tháng 8 năm 1995, UBND tỉnh An Giang, do Phó Chủ tịch Lê Phú Hội ký Quyết định số 682/QĐ.UB.TC hợp nhất trường Trung học Sư phạm - Bồi dưỡng Giáo dục An Giang với trường Cao đẳng Sư phạm - Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức An Giang thành trường Cao đẳng Sư phạm An Giang. Số lượng cán bộ, giáo viên và công nhân viên của Trường lúc này là khoảng 190 người.
Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang chia thành các khoa như khoa Tự nhiên: Tổ Toán, Lý, Hóa, Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp); khoa Xã hội: Tổ Văn - Sử - Địa (tách ra từ khoa Hóa - Sinh - Địa - KTNN) và Ngoại ngữ (Tổ Chính trị tách ra trực thuộc BGH); khoa Bồi dưỡng: có chức năng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ ngành Giáo dục; khoa Ngoại ngữ được thành lập (1997), được tách ra từ Khoa Văn - Sử - Chính trị - Ngoại ngữ; khoa Tiểu học. Bên cạnh đó, hệ đào tạo giáo viên Mẫu giáo sáp nhập với Thực hành sư phạm (dạy học sinh từ lớp 1 đến lớp 5), cùng với các Tổ trực thuộc BGH: Tổ Tâm lý Giáo dục (được tách ra từ Tổ Tâm lý Giáo dục - Thể dục); Tổ Thể dục, Tổ Chính trị (tách ra từ Khoa Văn - Sử - Chính trị) và Tổ Giáo dục Quốc phòng.
Quy mô đào tạo các ngành Cao đẳng Sư phạm như sau: Toán; Toán - Lý; Toán - Tin; Lý - KTCN; Lý - Tin; Hóa - Sinh; Hóa - Địa; Sinh - Hóa; Sinh - KTNN; Văn; Văn - Sử; Văn - GDCD; Sử - GDCD; Địa - Sử; GDCD - Sử; Tiếng Anh; GD Tiểu học. Đồng thời, Trường còn đào tạo lại toàn bộ giáo viên 12+2 và tương đương của tỉnh An Giang để cấp bằng Cao đẳng Sư phạm hệ chuẩn hóa (12+3): các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa CĐSP, chuyên tu tiếng Anh, chuyên tu GDCD, chuyên tu GDTH. Các ngành đào tạo hệ trung học gồm có: 12+2; 9+3; mẫu giáo 12+2; mẫu giáo 9+3 và mẫu giáo 9+1, cử nhân chính trị và đào tạo Hiệu trưởng TH.
Với hệ thống đào tạo đa dạng, trường Cao đẳng Sư phạm An Giang đã đào tạo giáo viên dạy học từ hệ Mầm non, Tiểu học đến Trung học Cơ sở, với đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm, hăng say nhiệt tình trong công tác và tham gia các khóa học sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn. Trong quá trình công tác, đội ngũ giảng viên được phân công giảng dạy đúng với chuyên ngành để có điều kiện tập trung sâu chuyên môn, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, bổ sung đội ngũ giáo viên đang còn thiếu hụt ở tỉnh An Giang.
Ảnh: Tập thể thầy và trò trường Cao đẳng Sư phạm An Giang
1.3. Sự ra đời của Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang
Đến ngày 30 tháng 12 năm 1999, theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, trường Đại học An Giang được thành lập trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, trong đó Khoa Sư phạm là một trong bốn Khoa được thành lập đầu tiên: Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên; Khoa Công nghệ - Kỹ thuật Môi trường; Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh. Khoa được mở 3 ngành đại học đầu tiên/ tổng số 5 ngành đại học được mở trong năm học 2000-2001: Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Toán, Sư phạm Ngoại ngữ; các năm tiếp theo sau đó, các ngành được mở đào tạo như ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học (2001-2002); ngành Sư phạm Sinh và Sư phạm Lịch sử (2002-2003); Sư phạm Địa lý (2004-2005); Sư phạm Giáo dục Tiểu học (2005-2006). Như vậy, tính đến năm học 2015-2016, Khoa đào tạo 9 ngành hệ đại học sư phạm chính quy như Sư phạm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục Tiểu học.
Cùng với các ngành đại học, Khoa còn đào tạo các ngành Cao đẳng Sư phạm như Sư phạm Toán - Tin; Lý - Tin; Lý - KTCN; Hóa - Sinh; Sinh - KTNN; Văn - TV - Sử; Văn - TV - GDCD; Sử - Địa; Sử - GDCD; Địa - Sử; GDCD - Sử; Tiếng Anh; Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Mầm non. Đến năm học 2007-2008, Khoa ngừng tuyển sinh một số ngành Cao đẳng Sư phạm, trừ các ngành: Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Mầm non và Tin học.
Ảnh: Chào mừng Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Minh Hiển đến thăm trường ĐHAG
Như vậy, Khoa Sư phạm - trường Đại học An Giang sau khi thành lập gồm có các Bộ môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Bộ môn Sử - Địa (Năm 2008, tách ra thành Bộ môn Lịch sử và Bộ môn Địa lý), Bộ môn Tâm lý Giáo dục và Mầm non (Năm 2004, tách ra Bộ môn Tâm lý Giáo dục và Bộ môn Giáo dục Mầm non), Bộ môn Giáo dục Tiểu học. Khoa Sư phạm có tổng cộng 163 cán bộ, giảng viên và bộ phận văn phòng, trong đó có 10 tiến sĩ, 118 thạc sĩ và 33 cử nhân đại học, 02 trình độ cao học, với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, chịu khó và ham học hỏi, đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm đào tạo các thế hệ giáo viên THPT, THCS, Tiểu học và Mầm non ngày càng chất lượng và đi vào chiều sâu.
Đến ngày 8 tháng 10 năm 2015, Bộ môn Ngoại ngữ tách thành khoa Ngoại ngữ, như vậy Khoa Sư phạm tính đến tháng 11/2015 (kể cả nghỉ hưu) còn lại là 118 cán bộ, giảng viên, trong đó có 10 tiến sĩ, 79 thạc sĩ và 27 cử nhân đại học, 02 trình độ cao học (trong đó có 01 nghiên cứu sau tiến sĩ, 16 nghiên cứu sinh và 9 cao học trong và ngoài nước).
Ảnh: Tập thể giảng viên Khoa Sư phạm - trường Đại học An Giang
2.1. Hệ Trung học Sư phạm (số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường)
Giai đoạn 1975-1984
|
1975 |
1976 |
1977 |
1978 |
1979 |
1980 |
1981 |
1982 |
1983 |
1984 |
GDTH cấp tốc |
730 |
486 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
12+2 |
191 |
306 |
|
|
|
|
|
|
9 |
|
12+1 |
|
534 |
980 |
479 |
365 |
152 |
56 |
116 |
106 |
6 |
9+3 |
|
|
|
|
|
|
152 |
92 |
81 |
100 |
GDTH TN CĐ |
|
139 |
|
|
|
|
|
|
|
|
MG9+1 |
|
|
|
93 |
176 |
85 |
13 |
18 |
|
29 |
MG cấp tốc |
|
|
|
|
56 |
|
|
52 |
|
|
Nuôi dạy trẻ |
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
45 |
Giai đoạn 1985-1994
|
1985 |
1986 |
1987 |
1988 |
1989 |
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
1994 |
12+2 |
121 |
310 |
367 |
92 |
338 |
147 |
227 |
434 |
606 |
887 |
12+1 |
748 |
348 |
352 |
54 |
279 |
17 |
181 |
36 |
29 |
|
9+3 |
1474 |
199 |
517 |
127 |
389 |
419 |
407 |
403 |
311 |
381 |
9+1 |
1076 |
264 |
244 |
452 |
298 |
75 |
22 |
|
|
92 |
MG12+1 |
|
|
|
|
24 |
|
|
|
|
|
MG9+1 |
621 |
170 |
160 |
69 |
80 |
|
14 |
|
38 |
28 |
Nuôi dạy trẻ |
43 |
|
|
21 |
|
|
|
|
|
|
Giai đoạn 1995-2015
|
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
12+2 |
526 |
380 |
497 |
332 |
473 |
278 |
176 |
318 |
30 |
35 |
|
|
|
9+3 |
36 |
113 |
348 |
434 |
830 |
94 |
391 |
104 |
185 |
|
|
|
|
9+1 |
41 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GDTH |
|
|
|
218 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MG12+2 |
|
|
|
|
|
|
|
113 |
98 |
147 |
230 |
156 |
57 |
MG9+3 |
|
|
|
33 |
57 |
406 |
13 |
52 |
155 |
156 |
187 |
316 |
102 |
MG 9+1 |
|
34 |
|
294 |
53 |
146 |
|
|
|
|
|
|
|
CN CT |
|
|
|
52 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HT TH |
|
|
|
|
132 |
|
|
115 |
|
|
|
|
|
Chú thích:
* GD TH cấp tốc: đào tạo giáo viên tiểu học khóa cấp tốc
* 12+2: đào tạo giáo viên tiểu học hệ 12+2
* 12+1: đào tạo giáo viên tiểu học hệ 12+1
* 9+3: đào tạo giáo viên tiểu học hệ 9+3
* 9+1: đào tạo giáo viên tiểu học hệ 9+1
* GD TH TN CĐ: đào tạo giáo viên tiểu học tốt nghiệp cao đẳng
* MG 12+2: đào tạo giáo viên mẫu giáo hệ 12+2
* MG 12+2: đào tạo giáo viên mẫu giáo hệ 12+2
* MG 9+3: đào tạo giáo viên mẫu giáo hệ 9+3
* MG 9+1: đào tạo giáo viên mẫu giáo hệ 9+1
* MG cấp tốc:đào tạo giáo viên mẫu giáo khóa cấp tốc
* Nuôi dạy trẻ:
* CN CT: Cử nhân chính trị
* HT TH: Đào tạo hiệu trưởng TH
2.2. Hệ Cao đẳng Sư phạm (số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường)
Giai đoạn 1978-1988
|
1978 |
1979 |
1980 |
1981 |
1982 |
1983 |
1984 |
1985 |
1986 |
1987 |
1988 |
Toán |
|
|
|
22 |
|
|
|
|
|
|
28 |
Toán-Lý |
46 |
|
62 |
75 |
44 |
23 |
10 |
22 |
52 |
|
1 |
Toán-KTCN |
|
|
|
|
|
11 |
28 |
50 |
|
43 |
75 |
Lý-KTCN |
|
|
|
|
|
|
13 |
9 |
28 |
99 |
33 |
Hóa-Sinh |
|
78 |
63 |
19 |
15 |
18 |
14 |
86 |
21 |
2 |
1 |
Hóa-Địa |
|
|
|
|
|
|
11 |
|
10 |
3 |
15 |
Hóa-KTNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23 |
6 |
Sinh-Hóa |
46 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sinh-KTNN |
|
|
|
|
|
14 |
12 |
1 |
22 |
34 |
33 |
Văn |
39 |
|
|
31 |
|
|
|
|
|
|
29 |
Văn-KTPT |
|
98 |
66 |
43 |
58 |
44 |
34 |
42 |
47 |
86 |
83 |
Văn-Sử-Chính trị |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
Sử-Chính trị |
|
|
|
|
|
|
|
16 |
|
|
26 |
Sử-Địa |
18 |
42 |
42 |
13 |
33 |
12 |
5 |
1 |
1 |
|
|
Địa-KTPT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26 |
4 |
Giai đoạn 1989-1999
|
1989 |
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
1994 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
Toán |
|
14 |
27 |
25 |
9 |
|
2 |
4 |
41 |
|
|
Toán-Lý |
|
1 |
|
|
|
|
12 |
7 |
|
|
|
Toán-KTCN |
64 |
74 |
19 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
Toán-Tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
36 |
35 |
Lý-KTCN |
40 |
31 |
18 |
2 |
2 |
|
|
|
|
|
22 |
Lý-Tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 |
|
Hóa-Sinh |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
4 |
|
33 |
Hóa-Địa |
33 |
14 |
17 |
|
15 |
7 |
1 |
|
23 |
18 |
|
Hóa-KTNN |
8 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sinh-Hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Sinh-KTNN |
23 |
28 |
12 |
11 |
|
1 |
|
|
|
18 |
|
KTNN-Sinh |
|
|
|
13 |
1 |
|
7 |
4 |
|
|
|
Văn |
6 |
14 |
35 |
6 |
2 |
|
|
20 |
47 |
33 |
|
Văn-KTPT |
106 |
97 |
22 |
3 |
|
|
2 |
3 |
|
|
|
Văn-Sử |
11 |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
28 |
Văn-GDCD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
43 |
Văn-TV-GDCD |
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
Văn-Sử-GDCD |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
Chính trị-Sử |
|
|
|
9 |
17 |
|
1 |
|
|
|
|
Sử- Chính trị |
5 |
19 |
25 |
35 |
|
20 |
1 |
|
|
|
|
Sử-GDCD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
29 |
Địa-KTPT |
4 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
Tiếng Anh |
|
15 |
12 |
2 |
44 |
33 |
|
24 |
44 |
55 |
115 |
Tiếng Nga |
|
11 |
3 |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
GD Tiểu học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
Giai đoạn 2000-2010
|
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Toán-Tin |
88 |
135 |
87 |
51 |
40 |
40 |
44 |
31 |
48 |
53 |
32 |
Lý-KTCN |
|
20 |
10 |
3 |
28 |
46 |
7 |
48 |
57 |
35 |
41 |
Lý-Tin |
26 |
15 |
31 |
24 |
12 |
6 |
34 |
|
|
|
|
Hóa-Sinh |
18 |
27 |
49 |
28 |
51 |
37 |
6 |
2 |
10 |
14 |
13 |
Hóa-Địa |
13 |
48 |
9 |
5 |
2 |
|
|
|
|
|
|
Sinh-Hóa |
5 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sinh-KTNN |
32 |
39 |
48 |
13 |
56 |
25 |
36 |
37 |
38 |
30 |
37 |
Văn-TV-Sử |
|
|
|
50 |
57 |
47 |
9 |
1 |
|
|
|
Văn-Sử |
27 |
73 |
61 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Văn-TV-GDCD |
121 |
20 |
40 |
26 |
32 |
60 |
52 |
46 |
50 |
45 |
42 |
Sử-Địa |
|
|
|
|
40 |
|
52 |
47 |
43 |
47 |
41 |
Sử-GDCD |
6 |
37 |
49 |
33 |
41 |
16 |
52 |
|
42 |
43 |
44 |
Địa-Sử |
|
|
33 |
46 |
1 |
61 |
6 |
|
1 |
|
|
GDCD-Sử |
26 |
14 |
1 |
|
|
|
|
50 |
|
|
|
Tiếng Anh |
116 |
116 |
75 |
35 |
11 |
2 |
1 |
|
|
|
|
GD Tiểu học |
|
20 |
162 |
133 |
176 |
189 |
169 |
175 |
166 |
107 |
106 |
GD Mầm non |
|
|
|
|
|
|
|
37 |
85 |
86 |
78 |
Ngoài ra, năm 2003-2004 trường Cao đẳng Sư phạm còn mở thêm lớp chuyên tu giáo dục tiểu học, với số lượng 984 (năm 2003); 504 (năm 2004).
Giai đoạn 2010-2015
|
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Tiếng Anh |
47 |
66 |
75 |
64 |
52 |
GD Tiểu học |
241 |
120 |
124 |
103 |
90 |
GD Mầm non |
104 |
102 |
146 |
118 |
135 |
Tin học |
|
86 |
73 |
36 |
30 |
Chú thích:
* KTCN: kỹ thuật công nghiệp
* KTNN: kỹ thuật nông nghiệp
* KTPT: kỹ thuật phổ thông
* GDCD: giáo dục công dân
* BD CH CĐSP: bồi dưỡng chuẩn hóa cao đẳng sư phạm
* TA: tiếng Anh
2.3. Hệ Đại học Sư phạm
|
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Toán học |
70 |
93 |
104 |
81 |
101 |
98 |
99 |
77 |
49 |
41 |
30 |
28 |
Vật lý |
|
|
39 |
46 |
44 |
57 |
43 |
44 |
46 |
40 |
19 |
|
Hóa học |
|
|
43 |
41 |
33 |
47 |
39 |
54 |
24 |
40 |
21 |
|
Sinh học |
|
|
42 |
45 |
41 |
33 |
32 |
41 |
43 |
22 |
|
19 |
Ngữ văn |
90 |
106 |
86 |
72 |
98 |
90 |
94 |
99 |
96 |
53 |
46 |
26 |
Lịch sử |
|
|
38 |
53 |
53 |
40 |
53 |
42 |
57 |
50 |
46 |
28 |
Địa lý |
|
|
|
|
50 |
44 |
42 |
41 |
63 |
48 |
48 |
|
Tiếng Anh |
92 |
50 |
72 |
80 |
99 |
67 |
75 |
43 |
45 |
27 |
32 |
37 |
GD Tiểu học |
|
|
|
|
|
46 |
72 |
94 |
29 |
18 |
30 |
85 |
|
3.1. Ban Giám hiệu của trường Trung học Sư phạm An Giang và trường Trung học Sư phạm Bồi dưỡng Giáo dục An Giang (1975-1995)
* Hiệu trưởng qua các thời kỳ
* Phó Hiệu trưởng qua các thời kỳ
3.2. Ban Giám hiệu của Cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang và trường Cao đẳng Sư phạm An Giang (1976-1999)
* Phó Hiệu trưởng phụ trách chung và Hiệu trưởng qua các thời kỳ
* Phó Hiệu trưởng qua các thời kỳ
3.3. Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm - trường Đại học An Giang (1999-2015)
* Từ 31/12/1999 đến 30/7/2007
Trưởng khoa: Hồ Văn Các
Phó Trưởng khoa: Trần Thể
Phó Trưởng khoa: Nguyễn Thanh Bình
* Từ 01/8/2007 đến 11/2015
Trưởng khoa: Trần Thể
Phó Trưởng khoa: Hoàng Huy Sơn
Phó Trưởng khoa: Vũ Tiến Dũng
Phó Trưởng khoa: Võ Thị Nhiệm
Phó Trưởng khoa: Phạm Phát Tân
Phó Trưởng khoa: Lê Thị Liên
5.1. Hình thức khen thưởng: 03 Băng khen của UBND Tỉnh An Giang
Năm |
Hình thức khen thưởng |
Số,ngày, tháng,năm của quyết định khen thưởng, cơ quan ban hành quyết định |
2001 |
Bằng khen UBND tỉnh AG |
QĐ số: 245/QĐ-CT-KT, Ngày 30/10/2001 |
2004 |
Bằng khen UBND tỉnh AG |
QĐ số: 174/QĐ-CT-KT, Ngày 14/9/2004 |
2013 |
Bằng khen UBND tỉnh AG |
QĐ số: 231/QĐ-CT-KT, Ngày 04/9/2013 |
5.2. Danh hiệu thi đua: 12 năm đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc, trong đó có 8 năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc (từ năm 2008 đến năm 2015)
Năm học |
Danh hiệu thi đua |
Số,ngày, tháng,năm của quyết định công nhận, cơ quan ban hành quyết định |
2007-2008 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 224/QĐ-UBND, Ngày 19/11/2008 |
2008-2009 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 235/QĐ-UBND, Ngày 19/11/2009 |
2009-2010 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 249/QĐ-UBND, Ngày 15/11/2010 |
2010-2011 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 262/QĐ-UBND, Ngày 27/10/2011 |
2011-2012 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 221/QĐ-UBND, Ngày 24/9/2012 |
2012-2013 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 231/QĐ-UBND, Ngày 04/9 /2013 |
2013-2014 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: 216/QĐ-UBND, Ngày 09/9 /2014 |
2014-2015 |
Tập thể Lao động Xuất sắc |
QĐ số: …../QĐ-UBND, Ngày …/.. /2015 |
6.1. Vai trò và năng lực
Vai trò và trách nhiệm của Khoa Sư phạm từ trước đến nay là luôn đảm đương tốt công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hoàn thành tốt công việc đào tạo giáo viên từ bậc Mầm non, Tiểu học đến Trung học. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường của các ngành đào tạo là nhằm phục vụ công việc giảng dạy trong và ngoài tỉnh, đồng thời làm các công tác quản lý tại các trường học, các cơ quan ban ngành và nhiều lĩnh vực công tác khác ở địa phương.
Trong suốt quá trình ra đời và phát triển, cán bộ, giảng viên của Khoa Sư phạm luôn thể hiện tinh thần làm việc hăng say, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và là đơn vị Tập thể Lao động đạt thành tích Xuất sắc trong nhà trường suốt 8 năm liền. Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, các giảng viên trong Khoa luôn thể hiện tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để vươn lên đáp ứng những yêu cầu chung của nhà trường và xã hội.
6.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ của Khoa Sư phạm tính đến tháng 11/2015 có tất cả 118 cán bộ, giảng viên, trong đó có 10 tiến sĩ và 79 thạc sĩ, là lực lượng năng động, nhiệt tình, đầy sức trẻ đã và đang ngày càng hoàn thiện tri thức để đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên ở các cấp học, nhằm tạo ra thế hệ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng và có tinh thần vươn lên trong cuộc sống.
Tính đến năm 2020, Khoa Sư phạm phấn đấu mỗi đơn vị đạt ít nhất 20% tiến sĩ trong mỗi ngành đào tạo và tất cả các giảng viên đứng lớp đều đạt trình độ Thạc sĩ. Khoa luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo giáo viên, trong đó lực lượng cán bộ, giảng viên là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng đó, do vậy, Nhà trường và Khoa đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, Luật giáo dục và Điều lệ của trường đại học.
Khoa luôn tập trung đến công tác quy hoạch, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên nhằm tuyển chọn những cán bộ có năng lực, trách nhiệm trong công việc để đảm bảo nâng cao chất lượng quản lý ở các đơn vị trong Khoa. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Khoa được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn về công tác bổ nhiệm cán bộ của Bộ GD&ĐT.
6.3. Nâng cao chất lượng đào tạo
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là một vấn đề đặc biệt quan trọng không chỉ Khoa và Nhà trường quan tâm mà còn được cả toàn xã hội chú trọng, vì đây là đội ngũ đào tạo ra thế hệ trẻ tương lai của nước nhà. Do vậy, tính đến năm 2020, Khoa tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chất lượng của đội ngũ giảng dạy, nhằm tăng thêm uy tín của sản phẩm do Khoa Sư phạm tạo ra. Công tác phục vụ dạy học trong Khoa luôn được cải tiến theo phương châm lấy người học làm trung tâm, lấy ý kiến phản hồi từ người học nhằm điều chỉnh kịp thời những phương pháp dạy học của giảng viên. Nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ đối với người học nhằm giải quyết kịp thời các thắc mắc của sinh viên, phát huy dân chủ qua lớp học thông qua vai trò cố vấn học tập để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho sinh viên, thúc đẩy và tạo điều kiện cho sinh viên tu dưỡng, rèn luyện, phát huy tối đa năng lực người học nhằm đạt kết quả tối ưu trong học tập.
Khoa hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu, chương trình đào tạo, các yêu cầu về công tác kiểm tra, đánh giá đến từng sinh viên trong Khoa, đồng thời đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách xã hội và chăm sóc sức khỏe theo quy định về y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; được đảm bảo an ninh trong trường học; được giáo dục và rèn luyện về chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống; các hoạt động đoàn thể và các hoạt động xã hội khác.
Khoa thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và thay đổi cách thức tổ chức kiến tập, thực tập, NCKH trong sinh viên, thi nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Các Bộ môn luôn tiếp cận việc thay đổi theo chương trình mới từ bậc tiểu học, trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông. Các Bộ môn đều xây dựng và hoàn chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình, biên soạn đề cương chi tiết các học phần, điều chỉnh kế hoạch đào tạo theo chương trình mới và nâng cao năng lực đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy thông qua việc xuất bản sách, viết giáo trình, tài liệu giảng dạy, viết bài cho tạp chí, hội thảo…và đưa cán bộ giảng dạy đi bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn nhằm đạt kết quả cao nhất trong giảng dạy. Bên cạnh đó, việc tổ chức cho cán bộ giảng viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn và phương pháp dạy học cũng là hình thức kích thích năng lực tự bồi dưỡng của bản thân từng cán bộ giảng viên.
Từ năm 2015 đến 2020, Khoa vẫn tiếp tục tuyển sinh các ngành đào tạo theo kế hoạch, đồng thời các Bộ môn trong Khoa nhanh chóng tiếp cận với đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Khoa xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông ở các trường trong tỉnh, nhằm đưa chất lượng giáo dục phổ thông theo kịp tiến độ phát triển của xã hội, đồng thời hướng đến việc mở mã ngành đào tạo Cao học trong toàn Khoa.
Sứ mệnh của Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên ở các cấp, thực hiện nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm đào tạo ra đội ngũ tri thức có năng lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khoa Sư phạm gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng tốt cho sự nghiệp giáo dục của An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Năm 1980 “ Cơ Sở Cao Đẳng Sư Phạm An Giang” được Bộ Giáo dục Công nhận là Trường Cao Đẳng Sư Phạm An Giang.
Vào những ngày đầu của trường Cao Đảng Sư Phạm, cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt khó khăn, tài liệu sách vở không có, các giảng viên của trường đã vượt qua khó khăn để giảng dạy tốt, tranh thủ thời gian để vừa dạy vừa tự học nâng cao năng lực chuyên môn, vừa dạy vừa viết tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo đáp ứng với yêu cầu của hiện tại lúc bấy giờ. Nhiều tài liệu giảng dạy và tham khảo khi đó, hiện nay vẫn còn có giá trị tham khảo. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Trường Cao Đẳng Sư phạm lúc bấy giờ vần là một đơn vị có tinh thần đoàn kết nhất trí biết chăm lo, thương yêu và chia sẽ vui buồn cùng nhau, động viên nhau vượt khó để hoàn hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 1980 Trường chuyển sang cơ sở mới: Trường Võ Thị Sáu ( 25A Võ Thị Sáu - khu A bây giờ). trong thời gian này hoạt đông của nhà trường là đào tạo giáo viên THCS, bồi dưỡng giáo viên cho tỉnh An Giang và tham gia các mặt hoạt động khác của xã hội. Từ năm học 1980-1981 trường đào tạo giáo viên THCS trình độ Cao Đẳng hệ chính qui 3 năm.
Từ đó đến nay Khoa Sư Phạm luôn đảm đương tốt công việc được phân công và hoàn thành tốt công tác đào tạo giáo viên có chất lượng cao. Số sinh viên được Khoa Sư Phạm đào tạo hiện nay ngoài việc giảng dạy, làm công tác quản lý ở các trường học trong tỉnh An Giang, còn tham gia trong các lĩnh vực công tác khác ở địa phương An Giang.
Trong mọi thời gian cùng với sự phát triển của nhà trường lúc nào Khoa Sư Phạm cũng thể hiện là đơn vị tiên tiến, các thành viên của khoa có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để vươn lên đáp ứng với những yêu cầu chung của nhà trường, của xã hội. Hiện nay với đội ngũ trẻ, khỏe, nhiệt tình và đầy năng lực, đáp ứng được nhu cầu đào tạo giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, cho tất cả các ngành học, bậc học của nền giáo dục trong tỉnh An Giang và cho các tỉnh khác.
Khoa luôn quan tâm đến công tác quy hoạch, xây dựng, đào tạo đội ngũ Cán bộ quản lý, Giảng viên và nhân viên. Đội ngũ Cán bộ quản lý và Giảng viên hiện nay, được đào tạo chính quy ở các trường Đại học có uy tín trong và ngoài nước đội ngũ đó không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.. Đội ngũ Cán bộ quản lý các cấp của Khoa được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn về công tác bổ nhiệm cán bộ của BGD& ĐT.
Chất lượng đào tạo là vấn đề mà Khoa, Trường và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Lực lượng Sinh viên tốt nghiệp của Khoa Sư Phạm hầu hết đã tìm được việc làm tại các cơ sở giáo dục và được các cơ sở giáo dục tuyển dụng đánh giá cao. Vấn đề chất lượng đào tạo là vấn đề hàng đầu mà Khoa đã thực hiên tốt trong thời gian qua và tiếp tục duy trì trong thời gian tới, để ngày càng tăng thêm uy tín của sản phẩm do Khoa Sư Phạm trường ĐHAG tạo ra. Khoa luôn quan tâm đến việc Đảm bảo chất lượng đào tạo, lực lượng cán bộ và đội ngũ Giangr viên được phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ Cán bộ quản lý và Giảng viên theo tiêu chuẩn qui định của BGD&ĐT, Luật giáo dục, Điều lệ trường đại học đối với các trường đại học, trong những năm tiếp theo.
Công tác phục vụ dạy học luôn được cải tiến theo phương châm lấy người học làm trung tâm. Khoa có những biện pháp cụ thể để làm tốt công tác đối với người học nhằm giải quyết kịp thời các thắc mắc của Sinh viên, phát huy dân chủ ngay từ lớp học qua việc định kỳ sinh hoạt lớp hàng tuần, hàng tháng, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho Sinh viên, thúc đẩy và tạo điều kiện cho Sinh viên tu dưỡng, rèn luyện và đạt kết quả cao nhất trong học tập. Khoa hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu, chương trình đào tạo và các yêu cầu về công tác kiểm tra, đánh giá đến từng sinh viên của Khoa. Đồng thời Sinh viên được đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách xã hội và chăm sóc sức khỏe theo quy định về y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; được đảm bảo an toàn trong trường học; được giáo dục và rèn luyện về chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống, được tạo môi trường thuận lợi để tham gia các hoạt động NCKH; các hoạt động đoàn thể và các hoạt động xã hội khác.
Tất cả các thành viên trong khoa đã quen với công việc của mình, đã tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết; các nề nếp đã được định hình và phát huy tác dụng do vậy toàn bộ hoạt động của Khoa Sư Phạm ngày càng nề nếp và có hiệu quả. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc giảng dạy, quản lý bộ môn, tổ chức các hoạt động chung ngày càng nhanh gọn, hiệu quả và có rất nhiều cải tiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Số giảng viên có kinh nghiệm trong nghề cao cũng là một yếu tố thuận lợi trong việc giữ gìn và nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó khoa đã tích cực bổ sung các giảng viên trẻ để kịp thay thế các giảng viên lớn tuổi sắp về hưu.
Ưu điểm lớn nhất của đội ngũ giảng viên là sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp và tận tâm với học trò của mình. Đây là những điều kiện thuận lợi và vô cùng quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm tốt vững mạnh và bảo đảm chất lượng đào tạo.
Trong những năm qua các giảng viên Khoa Sư Phạm đã cố gắng đảm nhận hầu hết các phân môn thuộc khoa giảng dạy, chỉ còn thỉnh giảng ở một số môn như: Văn, Địa, Sinh... cho các lớp đại học. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chuyên môn, thực hiện chương trình, thực hiện qui chế đào tạo.
Thường xuyên đẩy mạnh Kiểm tra chuyên môn, thay đổi cách tổ chức kiến tập, thực tập, NCKH, thi nghiệp vụ sư phạm; các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Tiếp cận việc chỉnh sửa sách giáo khoa theo chương trình mới ở tiểu học, trung học cơ sở, đồng thời triển khai chương trình thay sách ở trung học phổ thông.
Thực hiện chương trình chi tiết của tất cả các môn học, điều chỉnh kế hoạch đào tạo khối Giáo dục tiểu học theo chương trình mới và các hoạt động phục vụ cho đào tạo theo học chế tín chỉ
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhất là Khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn. Các chương trình hợp tác quốc tế tập trung nhiều vào việc thay đổi phương pháp dạy học. Tổ chức hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Sư Phạm đã phải đầu tư nhiều công sức và thời gian vào nhiệm vụ của mình.
Mục tiêu chủ yếu của Khoa Sư phạm là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngoài hệ chính quy tập trung, Khoa Sư phạm còn có đào tạo hệ chính quy tập trung hợp đồng, chuyên tu, tại chức (vừa làm vừa học), hệ cử tuyển.
Cơ cấu tổ chức của Khoa gồm: Trưởng Khoa và 2 Phó Trưởng khoa. Khoa có 1 tổ văn phòng chuyên nghiên cứu và chuyển giao khoa học Sư phạm. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là thiết kế chương trình theo học chế tín chỉ từ năm học 2009-2010. Khoa có 111 bộ môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo duc Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Tâm lý Giáo dục
Khoa đã có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học trong nước như: Đại học cần Thơ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách khoa, Đại học Sài Gòn, Đại học Đồng Tháp và Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số sinh viên Khoa Sư phạm hiện nay là: Bậc Đại học:2,115, Bậc Cao đẳng:748, Bậc Tiểu học, Mầm non:734
Tổng số giảng viên Khoa Sư phạm: 185.trong đó: Tiến sĩ: 03, Thạc sĩ: 84, Cử nhân: 98
Năm 2010 Khối ngành Sư phạm chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức tuyển sinh 24 ngành (Đại học 17 ngành, Cao đẳng 7 ngành):
Hệ Đại học - Thời gian đào tạo 4 năm gồm: Toán, Vật lý, Kỹ thuật Công nghiệp, Kỹ thuật Nông nghiệp, Tin học, Thể dục, Hóa học, Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Giáo dục Chính trị, Giáo dục chính trị - Quốc phòng, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục tiểu học.
Hệ Cao đẳng - Thời gian đào tạo 3 năm gồm: Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Giáo dục tiểu học, Giáo dục Mầm non, Tin học. Tổng chỉ tiêu là 1.400 sinh viên.
Chương trình đào tạo của Khoa Sư phạm luôn được nghiên cứu thay đổi theo phương châm: hiện đại, cập nhật, phù hợp và mang tính địa phương. Khoa thường xuyên nghiên cứu và điều chỉnh lại chương trình. Nghiên cứu thay đổi hình thức kiến tập, thực tập sư phạm sao cho chất lượng, phù hợp với thực tế. Nâng cao năng lực đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy thông qua việc nghiên cứu cải tiến chương trình, viết giáo trình bài giảng, viết bài cho thông tin khoa học và đưa cán bộ giảng dạy đi bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn trong và ngoài nước. Bên cạnh đó việc tổ chức cho CBGD đi bồi dưỡng chuyên môn và phương pháp dạy học cũng là hình thức kích thích năng lực tự bồi dưỡng của bản thân từng cán bộ giảng viên.
Với sứ mệnh của một Khoa đào tạo đa cấp, có phương thức đào tạo đa dạng, hệ thống ngành nghề phong phú, mang đặc trưng của khu vực, của địa phương, có những giải pháp thích hợp để tăng nhanh số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa Sư phạm là một trung tâm nghiên cứu khoa học với các đề tài, chương trình nghiên cứu lớn, tập trung, có khả năng giao lưu hợp tác nhằm giải quyết những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước và khu vực. Khoa Sư phạm gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục của An Giang và đồng bằng sông Cửu Long